Physical Address

304 North Cardinal St.
Dorchester Center, MA 02124

Cách xử lý điện thoại bị vô nước nhanh và hiệu quả

Điện thoại bị vô nước lo do sự bất cẩn của người dùng và đây cũng là nguyên nhân làm cho điện thoại nhanh bị hư hỏng. Nếu gặp trường hợp như này, nhưng bạn không biết cách xử lí sao cho hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về cách xử lý nhanh khi điện thoại bị vô nước và hiệu quả cho người dùng.

Khi điện thoại bị vô nước gây ra những hậu quả gì?

Khi chiếc điện thoại của bạn bị vô nước sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng sau đây:

  • Điện thoại rơi xuống nước không sạc được, bị sập nguồn, các chức năng của điện thoại không hoạt động.
  • Cảm ứng bị loạn hoặc nặng hơn là bị liệt cảm ứng hoàn toàn.
  • Loa điện thoại hoạt động không bình thường, bị rè, âm thanh nhỏ hoặc loa không hoạt động.
  • Bị lỗi camera nên không dùng được.
  • Màn hình bị mờ, tối đen hoàn toàn.
  • Những kết nối trên thiết bị có vấn đề như SIM, WI-FI.

Những điều nên làm khi điện thoại bị vô nước

1. Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi bề mặt nước

Khi bất cẩn làm rơi điện thoại vào nước, bạn hãy nhanh chống lấy điện thoại ra khỏi bề mặt nước. Sau đó, bạn hãy để các cổng kết nối theo chiều hướng xuống dưới để nước có thể nhanh chóng thoát ra ngoài, tránh việc nước có thể chảy ngược vào bên trong thiết bị.

nhanh chóng lấy thiết bị ra khỏi bề mặt nước
Nhanh chóng lấy điện thoại ra khỏi bề mặt nước

2. Nhanh chóng tắt nguồn ngay lập tức

Ngay sau khi lấy thiết bị ra khỏi bề mặt nước, thay vì kiểm tra cảm ứng và những nút cứng của thiết bị. Bạn nên hướng chiều các cổng kết nối xuống dưới và tắt nguồn ngay lập tức. Vì khi tắt nguồn điện thoại sẽ tránh được hiện tượng nước len lỏi vào các bo mạch của thiết bị khiến chạm và đứt mạch.

nhanh chóng tắt nguồn điện thoại để tránh ảnh hưởng đến các mạch
Nhanh chóng tắt nguồn điện thoại

3. Tháo rời các bộ phận điện thoại

Tháo rời các bộ phận điện thoại gồm thẻ sim, thẻ nhớ SD, pin điện thoại (đối với thiết bị có thiết kế pin rời). Ngay sau đó bạn hãy dùng khăn mềm sạch để lau khô những bộ phận trên và để chúng ở nơi thoáng mát để pin nhanh khô. Bạn nên mở nắp các cổng kết nối của thiết bị. Việc này giúp điện thoại hạn chế bị chập mạch và các cổng kết nối được thông gió hơn khi điện thoại bị vô nước.

tháo rời các bộ phận của thiết bị khi bị vô nước
Tháo rời các bộ phận của thiết bị

4. Làm khô bên ngoài điện thoại

Hãy làm khô bên ngoài bề mặt điện thoại bằng cách sử dụng khăn vải mềm để lau khô bề mặt bên ngoài của thiết bị và hãy dùng tăm bông để lau khô tất cả các cổng kết nối của thiết bị như: cổng sạc, cổng tai nghe… sau khi lau khô các cổng kết nối bạn hãy kiểm tra lại xem có bị bám gì bên trong không để không bị gián đoạn khi sạc pin điện thoại.

dùng vải mềm để lau khô bề mặt điện thoại khi bị vô nước
Lau khô bề mặt điện thoại

5. Làm khô điện thoại bên trong

Để có thể làm khô nước ở bên trong điện thoại, bạn hãy dùng túi hút ẩm đặt lên 2 bề mặt của điện thoại trong vòng 1-2 ngày. Bạn cũng có thể để điện thoại vào trong bao gạo và chờ từ 1-2 ngày để bên trong điện thoại được làm khô, hãy cố gắng làm sao để tránh các hạt gạo rơi vào trong các cổng sạc nhé!

làm khô bên trong khi điện thoại bị vô nước
Làm khô điện thoại bên trong

Những điều không nên làm khi điện thoại bị vô nước

1. Làm khô điện thoại bằng máy sấy

Rất nhiều người đã có suy nghĩ rằng, lấy máy sấy tóc để làm khô điện thoại bị nước nhanh hơn khi điện thoại bị vô nước. Máy sấy có thể tạo ra luồng khí mạnh khiến nước bốc hơi nhanh hơn. Nhưng luồng khí của máy sấy mạnh có thể làm cho nước lan tỏa ra và động lại ở những bộ phận khác của điện thoại gây hư hỏng nặng hơn. Máy sấy khi tạo ra luồng khí, những luồng khí đó có nhiệt độ cao có thể sẽ làm hư hỏng các linh kiện trong điện thoại.

khi điện thoại bị vô nước không nên dùng máy sấy để làm khô
Không dùng máy sấy để làm khô nước bên trong điện thoại

2. Lắc, nhấn hoặc vỗ điện thoại

Khi điện thoại bị vô nước, người dùng thường sẽ có những động tác như: lắc, nhấn hoặc vỗ điện thoại để mong nước thoát ra bên ngoài. Việc làm sau khi điện thoại bị vô nước này là không đúng, vì điều này sẽ làm cho nước vào sâu vào bên trong máy và làm hư hỏng máy, điện thoại sẽ bị trầy xước.

3. Để quạt hoặc thổi vào điện thoại

Một số người dùng thường dùng quạt hoặc thổi vào điện thoại khi điện thoại bị vô nước để có thể giúp điện thoại ráo nước nhanh hơn. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến nước lan đến các bộ phận khác, linh kiện khác bên trong máy một cách nhanh chóng và làm điện thoại hư hại nặng nề hơn.

Trong những lúc sử dụng điện thoại đặt biệt là khi ở những nơi có nước như sông hồ, bạn hãy thật cẩn thận khi sử dụng để tránh điện thoại bị vô nước. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc xử lý tình trạng bất cẩn để điện thoại bị vô nước. Nếu có gì thắc mắc các bạn hãy để lại bình luận bên dưới.

Bạn hãy xem thêm về những cách xử lý khi điện thoại vào nước

Nếu bạn muốn bảo vệ chiếc điện thoại của mình tránh những ảnh hưởng như chai pin hoặc hư hỏng trong do quá trình sạc thì bạn hãy tham khảo thêm về những cách sạc pin đúng cách.

Trả lời